Gần 500ha đất tại huyện Củ Chi, Tp.HCM được quy hoạch để đầu tư xây dựng dự án này mang tầm cỡ khu vực, nhưng 11 năm qua dự án vẫn “đắp chiếu”, hàng trăm héc-ta đất vẫn đang để hoang hóa, lãng phí.
Ngày 18/2, tại cuộc làm việc với chính quyền huyện Củ Chi, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chỉ đạo các đơn vị liên quan trong 6 tháng tới phải có giải pháp xử lý triệt để nhằm tạo chuyển biến tình hình, nhất là chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo”, đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân…
Tuy nhiên, đến “trải nghiệm” tại vùng đất rộng lớn này, ngoài những hình ảnh người dân sống lay lắt qua ngày chờ đền bù giải tỏa, tái định cư thì bao la toàn là cỏ dại đã cháy khô.
Nhiều hộ dân vì chờ đợi quá lâu vẫn không được giải quyết việc đền bù giải tỏa, đã quay lại dựng nhà cửa tạm để sinh sống, lấn chiếm đất quy hoạch dự án để canh tác các loại cây trồng.
Thực trạng này đang diễn ra ở dự án Công viên Saigon Safari, do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn là chủ đầu tư, được cấp phép đầu tư từ 2004, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD, là công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Dự án được quy hoạch xây dựng tại 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM, có tổng diện tích đất 485ha.
Dự án thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Với các khu chức năng: Khu thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực trên thế giới; Khu trưng bày thú mở bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới…
Đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đạt 96%. Từ đó đến nay dù chỉ còn 4% nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Số tiền đền bù mà chính quyền địa phương đã chi trả bồi thường 684/705 hộ, với số tiền 560/619 tỷ đồng. Năm 2013, do dự án quá chậm tiến độ nên công ty tư vấn dự án Bernard Harrison & Friends Ltd (Singapore) đã xin rút lui.
Ngoài những căn nhà bị đập bỏ dang dở, bên trong khu đất rộng hàng trăm ha chưa có hạng mục nào của Dự án Công viên Sài Gòn Safari được xây dựng.
Quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.
Nhiều hộ dân vẫn cố bám trụ để đòi quyền lợi bằng việc kinh doanh nhỏ lẻ cho những khách đến tham quan những khu du lịch gần đấy.
Khu vực được quy hoạch thành công viên Sài Gòn Safari dù đã được cắm mốc lộ giới và giăng hàng rào kẽm gai nhưng bên trong chỉ là bãi đất bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và loài thú duy nhất trong khu này là… trâu!
Khi được hỏi, nhiều người dân tin tưởng rằng các cấp chính quyền sẽ vào cuộc để thực hiện nhanh những chỉ đạo của tân Bí Thư Thành ủy TP.HCM. Qua đó, giúp người dân bớt cơ cực vì quy hoạch treo.
Nhiều khu đất bên trong dự án đã được người dân canh tác, trồng cây ăn trái, rau quả để kinh doanh.
Tính đến thời điểm này vẫn còn 20 hộ chưa thể giải tỏa do khiếu nại về giá đền bù và chờ khu tái định cư. Trong số 750 hộ ảnh hưởng bởi dự án có 246 hộ đăng ký tái định cư, nhưng đến nay khu tái định cư vẫn chưa được huyện Củ Chi xây dựng.
Một trong nhiều người dân vẫn kiên trì bám trụ với mãnh đất chưa được bồi thường của mình. Ông cho biết nếu đất không được đầu tư xây dựng dự án thì trả lại cho người dân để sớm ổn định cuộc sống.
Chuồng trại chăn nuôi trâu bò của người dân. Hàng ngày, họ chăn thả bên trong khu dự án để tận dụng nguồn cỏ xanh có sẵn.
Hình ảnh sống tạm bợ thường thấy khi đến khu vực dự án.
Nhiều người dân cho biết, những khu vực hoang vắng như thế này không ai dám lui tới, nhất là vào buổi chiều tối. Tại đây, nhiều đối tượng hút, chích thường lui tới
Tâm trạng chung của các hộ dân, đó là chính sách bồi thường, áp giá của UBND huyện Củ Chi, có nhiều vấn đề khúc mắc, không công bằng… khiến họ suốt 11 năm qua đi khiếu nại, khiếu kiện kéo dài mà vẫn chưa có hồi kết.
Đến đây, nếu không có cái biển hiệu “hoành tráng” này thì chắc có lẻ không ai biết được đây là siêu dự án 500 triệu USD. Được biết, dự án này đang trong giai đoạn thiết kế quy hoạch 1/2.000.
Theo khảo sát của phóng viên, ngay tại gã tư đường An Nhơn Tây – Nguyễn Thị Rành là phần đất dự kiến sẽ làm khu tái định cư nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy có bất cứ động tĩnh nào.
Đa số người dân ở đây bức xúc với các phương án đền bù vì giá không hợp lý, trong khi đất đai bỏ hoang. Theo những người ở đây, “quả bóng” trách nhiệm bị đá hết từ Thành phố xuống huyện rồi ngược lại, đến nay vẫn chưa có văn bản nào giải quyết cho thỏa đáng.
Chẳng hạn, gia đình ông Trương Văn Be, 77 tuổi, xã Phú Mỹ Hưng, có 1,6 ha đất gò được áp giá đền bù là 75.000đồng/m2. Trong khi nhiều hộ dận khác xung quanh đều nhận được giá 175.000đồng/m2.
Một lô đất khác nằm ngay góc ngã tư đường, khoảng 4000m2, cũng được áp giá đền bù là 175.000đồng/m2 trong khi các lô đất nằm bên kia đường (không thuộc dự án) có mức giá thị trường là 2 triệu đồng/m2.
Một người dân ngụ ấp Bầu Đưng, xã An Nhơn Tây cho biết, hàng trăm ha đất nằm trong quy hoạch công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang suốt 11 năm qua khiến ai cũng sót và không biết đến bao giờ dự án mới được khởi công. “Nếu dự án không thực hiện được thì thành phố nên trả đất lại cho người dân canh tác, chứ để đất hoang hơn chục năm trời quá lãng phí”, vị này nói.
Tướng công an nói về mục tiêu giảm tội phạm của Bí thư Đinh La Thăng
Kính gửi “những vị không phải là ông… Đinh La Thăng”
from WordPress http://ift.tt/20S7ba7
via TCTedu.com
0 nhận xét:
Post a Comment