Bước ra đường là tắc, tắc và tắc; mùa hè cả nghìn thanh niên rảnh rỗi tụ tập chém gió; buôn bán chộp giật, ăn xổi; hỏi sao Hà Nội không ngày càng trì trệ…
Đó là lời than của nhà viết kịch, nhà nghiên cứu văn hóa Chu Thơm – người từng nhiều năm làm công tác quản lý tại Cục Nghệ thuật biểu diễn – Bộ VHTT&DL.
Hà Nội không vội được đâu
Nhà viết kịch, nhà nghiên cứu văn hóa Chu Thơm – người từng nhiều năm làm công tác quản lý tại Cục Nghệ thuật biểu diễn – Bộ VHTT&DL
Dường như câu nói vui “Hà Nội không vội được đâu” đã vô tình ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, đặc biệt là giới công chức, viên chức khiến thành phố này lâu nay rơi vào tình trạng trì trệ?
Nghe thì tưởng là nói vui, nhưng nó đã phản ánh đúng thực trạng của Hà Nội hiện nay khi những người lãnh đạo thành phố đã từng quên rằng Hà Nội là thủ đô, nơi có các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, là bộ mặt của đất nước thì yếu tố du lịch, giải trí phải chấp hành nghiêm cẩn quy định của một thành phố thủ đô.
Câu nói đó có lẽ bắt nguồn từ sự ngột ngạt, khó chịu mỗi khi bước chân ra đường. Nẻo đường nào cũng tắc, tắc và tắc. Sự ức chế bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi đi đến chỗ nào cũng thấy tắc…tị, không nhúc nhích nổi.
Có người nói vui, “tắc đường tắc cả tư duy”, từ cái sự tắc đường tưởng đơn thuần là giao thông ấy, mới thấy sự trì trệ, thụt lùi trên nhiều lĩnh vực của cả thành phố.
Tôi còn nhớ cách đây 10 năm, một giáo sư nổi tiếng của Mỹ được nhà nước mời sang để cố vấn về giao thông đã bị tai nạn giao thông ngay trên đường phố Hà Nội.
Cứ để ý mà xem, ra đường là có thể bị tai nạn giao thông bất cứ lúc nào, bởi những lý do trời ơi đất hỡi, từ xe điên đâm đến thanh sắt trên cây cầu xây dở rơi xuống, thậm chí cái biển hiệu quảng cáo ụp vào đầu lúc nào không biết.
Tắc đường trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người Hà Nội
Rồi từ cái “không vội” ấy, người ta mới sản sinh ra các công chức nhà nước trở thành tỉ phú thời gian, uống bia từ khi chưa hết giờ làm việc đến khi đêm muộn, lết về nhà trong tình trạng say xỉn.
“Không vội” nên trên rất nhiều vỉa hè của Hà Nội, các buổi tối mùa hè mới có cả nghìn thanh niên tụ tập chém gió đủ thứ trên trời dưới biển. Rồi các hàng quán quạt chả, thui chó, quay lợn ngay trên vỉa hè làm chúng nhớp nhúa, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm khiến bao người bị “bệnh từ miệng đi vào”, nguy cơ mất an ninh trật tự khi rượu vào lời ra, “no cơm, ấm cật, dậm dật mọi nơi” là tìm đến ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
“Không vội” nên quanh các tòa nhà công sở, cao ốc văn phòng nào cũng nhan nhản các quán trà đá, bia hơi, karaoke, thậm chí đầy rẫy nhà nghỉ. Hở ra cái là tụ tập, chè chén, ăn nhậu, hát hò.
Người ta nói “nhàn cư vi bất thiện”, cứ ngồi chém gió vỉa hè rồi trở thành kẻ ba hoa, ăn tục nói phét, rồi đến cái nhìn đểu cũng đâm chết cả mạng người. Những người tử tế người ta tiếc thời gian lắm, không biến mình thành người lê la như vậy đâu.
Chính những con người như vậy, với tư duy như vậy, đã khiến xã hội trở nên hỗn độn. Chưa bao giờ tôi thấy Hà Nội trở nên nhếch nhác và bệ rạc đến như thế này.
Chính những con người như vậy, với tư duy như vậy, đã khiến xã hội trở nên hỗn độn. Chưa bao giờ tôi thấy Hà Nội trở nên nhếch nhác và bệ rạc đến như thế này.
– Sự trì trệ của xã hội, luôn bắt nguồn từ những tư duy trì trệ…
Đúng vậy, sự trì trệ đến từ chính những tư duy trì trệ, không chịu vận động, không chịu sáng tạo hay thay đổi.
Hà Nội trở nên nhếch nhác như hiện nay bởi những người điều hành thành phố này trước kia và hiện nay chưa chịu thay đổi.
Tại sao lại cho xây rất nhiều chung cư trong nội đô đến thế? Dân cư tăng lên chóng mặt, trong khi đó hạ tầng về giao thông, trường học, bệnh viện…không thể đáp ứng nổi?
Cách hoạch định vô lối ấy khiến giao thông tắc nghẽn, bệnh viện quá tải, muốn xin cho con cái học hành, một nhu cầu chính đáng tối thiểu cũng phải xếp hàng từ nửa đêm.
Ví dụ nhỏ như chuyện bao nhiêu năm nay các anh nói sẽ kéo các trường đại học ra ngoài ngoại thành sao mãi vẫn chưa làm được?
Hà Nội đang oằn mình gánh sức nặng khổng lồ, như một quả bóng bị bơm căng, chỉ còn chờ phát nổ.
Ngất xỉu vì kiệt sức trong đám đông chen lấn tiêm vắc xin dịch vụ (Ảnh: Việt Linh)
– Không thể không nhắc tới sự xuống cấp văn hóa?
Văn hóa và đạo đức là yếu tố cốt tử để xây dựng xã hội.
Dù lịch sử của chúng ta không có học thuyết gì ghê gớm, không có mệnh đề nào tiêu biểu cho nhân loại, nhưng chúng ta tự hào vì nền tảng truyền thống văn hóa tốt.
Đó là gia phong trong mỗi gia đình, là sự kính trọng dành cho ông bà, cha mẹ, là đạo lý thầy trò, bè bạn, là các mối quan hệ xã hội tồn tại trong một chuẩn mực cho phép…nhưng bây giờ thì sao, tất cả đã đảo lộn.
Sự cố kết của gia đình lỏng lẻo, đến bữa ăn chung của nhà hàng ngày giờ cũng là mong ước xa vời. Chính cái sự cố kết lỏng lẻo đó đã gây ra sự tan rã của nhiều chuẩn mực giá trị đã dẫn tới sự hỗn loạn này.
Muốn phát triển hay gì thì gì chăng nữa, cũng phải là con người, yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.
Một xã hội mà con người không nhìn vào mắt nhau, không hiểu được nhau, không còn tìm thấy sự thông cảm nơi nhau, gặp nhau chỉ chúi mũi vào điện thoại, ipad, nói chuyện thì văng tục, chửi bậy, thì đó là biểu hiện nguy hại lắm rồi.
Rồi cuối cùng, khi anh phải dùng nắm đấm để nói chuyện, tức là anh đã bất lực trước tất cả. Có ai nhìn thấy một thế hệ hung hăng và lười biếng, bắt nguồn từ chính những tư duy trì trệ hiện nay?
Video những kiểu tham gia giao thông không thể tin nổi của người Việt:
Trì trệ là đương nhiên
– Người xưa người ta thường nói, “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, người Tràng An nay đã khác…
Chúng ta đang níu kéo hoài niệm những thứ quá cũ hay cố tình không chịu đổi mới? Nếu còn biết hoài niệm về cái tốt đẹp một thời, thì phải biết, cần làm gì trên nền ấy để phát triển hơn, chứ không phải đã và đang phá nát thành phố theo hướng xấu xí đi như thế này.
Tôi còn nhớ, có một thời, người ta chê trách những người vượt biên di tản, bỏ lại Tổ quốc. Nhưng rồi cũng có câu “di tản tại chỗ”, để ám chỉ một bộ phận không bỏ đất nước mà đi, nhưng lại tồn tại ăn tàn phá hại đất nước này.
Nhiều người đến cơ quan chỉ vào facebook, dùng điện thoại chùa đến nóng cả máy. Ra đường chỉ va chạm vào nhau đã chém giau, giết nhau? Người Tràng An có ứng xử như vậy không?
Lãnh đạo thì ở đâu, khi người ta xây cả tòa nhà to át không gian Lăng Bác? Ở đâu khi cấp dưới đốn hạ hơn 6.000 cây xanh mà không hay biết gì?
Các vị nói phạt người đi bộ, nhưng các anh lại ăn cắp hết vỉa hè bằng cách cho thuê chỗ để ô tô, bán hàng, thì làm sao có thể phạt?
Phải bớt chút lợi ích của mình đi, thay vào đó, đặt lợi ích người khác cao hơn mình xem, rồi nhìn lại, bản thân mỗi người đã ứng xử đúng chuẩn mực chưa? Có nhìn nhận và thẳng thắn, mới giúp bớt đi phần nào sự ngột ngạt hiện nay.
Hàng nghìn người trẻ tụ tập trà chanh chém gió
– Có một câu chuyện rất vui, là khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội dịp Tết vừa rồi, không biết đi đâu ngoài ra Hồ Gươm chụp ảnh, kèm theo lời chú thích là cụ Rùa đã không còn. Hà Nội của chúng ta, không lẽ chỉ có thể?
Đó là sự lười tư duy khi làm du lịch, khiến Hà Nội cứ ù ì, du khách một đi không trở lại.
Tôi nhớ mãi, có một nhà văn sang nước ta tới Mỹ đã được nghe nhà văn Mỹ nói thế này: Ở đất nước của anh, để cái đình biến thành hạt bụi; còn đất nước tôi biến hạt bụi thành cái đình.
Nghĩa là họ biết tận dụng mọi thứ để đầu tư và phát triển du lịch. Còn chúng ta, năm Bính Thân cứ đến vườn bách thú mà ngắm khỉ, bởi còn mỗi khỉ là còn chút vận động, các loài vật khác bị bỏ đói, ngơ ngác lắm rồi.
Một trong những điều đáng nói nhất, là chúng ta không biết cách làm văn hóa trở nên có bản sắc. Khách du lịch đến chợ Đông Xuân chỉ thấy la liệt những món đồ lưu niệm được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc, làm phim còn sang Trung Quốc quay nhờ, là tôi, tôi cũng sẽ không quay lại.
Rồi anh đến Chùa Hương, có mua được đúng loại mơ được trồng ở đó không? Đi ăn cơm lam, chỉ toàn xôi đồ tống vào ống tre, tiếp viên mặc áo chàm nhưng lại hành xử luộm thuộm theo kiểu tiểu thị dân.
Cứ thích giàu nhanh, làm ăn chộp giật, ăn xổi, lấy đâu ra mà phát triển, trì trệ là đương nhiên.
Khi người Pháp quy hoạch đường phố Hà Nội, họ làm hình “xương cá”, nên Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng…cho đến hôm nay vẫn rất thoáng, hiếm khi tắc. Nhưng nhiều người nói đùa, là người Pháp tư duy “hạn hẹp” khi xây tòa án nhỏ quá, không nghĩ rằng nước Việt vài chục năm sau sẽ có những vụ án có hàng đàn bị cáo như vụ Vũ Xuân Trường, vụ Dương Chí Dũng… ngồi chật cả toà.
Bởi họ không không nghĩ rằng, một đất nước hiền hòa như Việt Nam, sau vài chục năm tội phạm trẻ tăng đến chóng mặt như thế nào.
Hậu quả khôn lường ấy, chính từ sự trì trệ, tắc tị đang kéo lùi cả thành phố này lại.
– Xin cảm ơn ông!
Những con giáp siêu đen đủi trong năm 2016
Giám đốc sở mật phục, “trị” cấp dưới vì để xe quá tải
Ngày sinh tiết lộ số phận, tên họ và nguyên nhân tử vong kiếp trước?
from WordPress http://ift.tt/1PUgWBv
via TCTedu.com
0 nhận xét:
Post a Comment