Thành phố London ngày 5/12/1952 bị bao trùm bởi lượng khói mù dày đặc và tầm nhìn giảm xuống mức vô cùng thấp.
Vào ngày 5/12/1952, hàng loạt lí do liên hoàn đã tạo ra một hiện tượng hỗn hợp cực kì nguy hiểm. Mùa đông khắc nghiệt khiến người dân sử dụng các thiết bị sưởi ấm, điều đó dẫn tới việc khói được xả ra từ khắp các ngôi nhà trong thành phố trong nhiều ngày và đóng góp vào lượng khói dày đặc từ các nhà máy trong thành phố. Một hiện tượng khác cũng làm trầm trọng thêm vấn đề, đó là sự xuất hiện của một luồng xoáy không khí ngay trên thành phố, khiến khói mù không thể bốc khỏi bề mặt. Những cơn gió thường giúp khuếch tán khói mù không xuất hiện, khiến lượng khói tập trung trong thành phố ngày một dày đặc cho tới khi tất cả chuyển thành màu đen.
Một cặp vợ chồng trẻ với khuôn mặt bịt kín khẩu trang trên đường đến nơi làm việc.
Sự việc được gọi là thảm họa khói mù, và đỉnh điểm là khi tầm nhìn giảm xuống dưới 30cm khiến người ta thậm chí không thể nhìn thấy chân của mình. Toàn bộ các hoạt động trong thành phố bị chứng lại, hàng loạt xe ô tô bị bỏ lại trên đường phố còn người dân thì tìm chỗ lánh nạn. Khói mù che mắt, nhiều người đã bị lạc mất bạn bè người thân, có những người sau này được tìm thấy đã qua đời ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Người dân London khổ sở chống chọi lại khói mù năm 1952.
Một số người đã tới được bệnh viện bằng cách đi bộ, do dịch vụ cứu thương đã ngừng hoạt động. Các y tá kể về những bệnh nhân có đôi môi tím tái, những người vật lộn để thở được trong làn khói ngột ngạt. Trong bốn ngày đó, khoảng 4000 người đã chết ngạt trong đó có trẻ em, người già và cả người nghiện thuốc lá lâu năm, những người có hệ hô hấp kém. Chỉ những người khỏe mạnh mới có khả năng sống sót cao.
Các trường học, cũng như sân bay và ga tàu đều bị đóng cửa. Xe buýt ngừng hoạt động, và trong số những nạn nhân đầu tiên có cả gia súc đang được bán tại chợ Smithfield. Khi xẻ thịt, nội tạng của chúng đã chuyển sang màu đen do khói và thịt thì không thể ăn được. Khói bụi thâm nhập cả vào quần áo, ngay cả đồ lót cũng chuyển sang màu đen.
Khói mù bao trùm trung tâm thành phố, hơn 4000 người đã tử vong do chết ngạt.
Sau bốn ngày, gió mới nổi lên và giúp phát tán lượng khói mù trong thành phố. Ước tính sau khi khói mù tan, hơn 4.000 người đã tử vong vì tiếp xúc với ô nhiễm, và hơn 8000 người khác chết trong vài tuần sau đó do biến chứng. Thảm họa này như lời chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở người dân nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm ở trung tâm thành phố.
Tuy nhiên đợt khói mù năm 1952 không phải lần đầu thành phố London bị nguy hiểm vì khói và muội than trong không khí. Vào tháng 12/1873, số người chết cao hơn 40% so với mức bình thường do khói mù bao trùm thành phố. Các đợt khói mù khác còn diễn ra vào năm 1880, 1882, 1891 và 1892, nặng nề nhất là ở các khu tập trung nhiều nhà máy và công nhân.
Sau đợt khói mù năm 1952, các đạo luật đã được thông qua để cấm việc sử dụng than đá trong các nhà máy và lò sưởi gia đình. Trước đó, sáp nến được dùng để thay thế than, nhưng thảm họa lần này đã dẫn tới việc nhận thức lâu dài của thành phố với những tác động khó lường của ô nhiễm.
Phan Hạnh
Theo Knowledgenut
Khoa học – Dân trí điện tử – Dantri.com.vn
from WordPress http://ift.tt/1sxqZyA
via TCTedu.com
0 nhận xét:
Post a Comment