“Mặt trăng máu” (Nguyệt thực toàn phần) là hiện tượng thiên văn xảy ra khi mặt trăng đi vào hình chóp bóng của trái đất, khiến cho bóng của trái đất gây ra bởi mặt trời che phủ lên mặt trăng, làm cho mặt trăng chuyển sang màu đỏ da cam. Khi hiện tượng này xảy ra, mặt trăng, trái đất và mặt trời sẽ nằm trên một đường thẳng và mặt trăng sẽ đối diện với mặt trời.
Hình ảnh mô tả hiện tượng “Mặt trăng máu”
Sự kiện “mặt trăng máu” diễn ra vào tối qua (8/10) kéo dài hơn 1 giờ và có phạm quan sát rộng lớn, giúp cho những ai yêu thich thiên văn có thể quan sát hiện tượng này một cách dễ dàng, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên những người sống tại khu vực châu Âu, châu Phi và Trung Đông sẽ không thể quan sát được hiện tượng này vào tối qua.
Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng hiện tượng “mặt trăng máu” diễn ra trong năm 2014. Lần đầu tiên của hiện tượng này diễn ra vào ngày 15/4 vừa qua. Lần tiếp theo của hiện tượng “mặt trăng máu” sẽ được diễn ra vào ngày 4/4/2015 và 28/9/2015.
Chùm ảnh “mặt trăng máu” tỏa sáng trên bầu thế giới vào đêm 8/10 vừa qua:
Một chuyến bay thương mại đang chuẩn bị đáp xuống sân bay Reagan (bang Virginia, Mỹ) bay qua “mặt trăng máu” trên bầu trời.
“Mặt trăng máu” trên bầu trời ở thành phố Los Angeles (Mỹ).
“Mặt trăng máu” phía sau vòng đu quay ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản).
“Mặt trăng máu” lấp ló trong mây, bên cạnh tòa nhà Empire State Building ở thành phố New York (Mỹ).
Bóng của trái đất bắt đầu che dầu mặt trăng khi hiện tượng nguyệt thực chuẩn bị xảy ra. Ảnh chụp ở thủ đô Bogota (Colombia).
Một người đang ghi lại khoảnh khắc “mặt trăng máu” xảy ra tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Một chuyến bay ngang qua mặt trăng trước khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra tại thành phố Yokkaichi, miền trung Nhật Bản.
Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trong khi nguyệt thực diễn ra. Ảnh chụp tại thành phố Los Angeles (Mỹ).
“Mặt trăng máu” được nhìn thấy tại Thanh Đảo (Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Nhiều ảnh gia người Mỹ Paulo Solano kết hợp 3 bộc lọc khác nhau và sử dụng kỹ thuật chụp ảnh HDR để chụp lại hình ảnh “mặt trăng máu” trên bầu trời thành phố Los Angeles (bang California, Mỹ).
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Jennifer Kiko chụp lại bức ảnh “mặt trăng máu” từ sân vườn nhà mình, tại thị trấn Augusta (bang Ohio, Mỹ).
Hình ảnh cận cảnh “mặt trăng máu” được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ John W. Johnson tại thành phố Omaha (bang Nebraska, Mỹ).
“Mặt trăng máu” xuất hiện phía sau turbine quạt gió của cánh đồng quạt gió Whitelees Windfarm ở Glasgow (Scotland).
“Mặt trăng máu” xuất hiện trên bầu trời Hà Nội (Việt Nam)
Ảnh ghép quá trình hiện tượng nguyệt thực bắt đầu và kết thúc.
Video ghi lại quá trình “mặt trăng máu” diễn ra:
Phạm Thế Quang Huy
Khoa học – Dân trí điện tử – Dantri.com.vn
from WordPress http://ift.tt/1wgnEq9
via TCTedu.com
0 nhận xét:
Post a Comment